Chủ Nhật, 13 tháng 8, 2017

Triển lãm Văn Miếu-Quốc Tử Giám và Lịch sử khoa cử Việt Nam

Ngày 11/8, tại Bảo tàng tỉnh An Giang, Bảo tàng tỉnh An Giang phối hợp với Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giám khai mạc triển lãm chuyên đề “Văn Miếu-Quốc Tử Giám Thăng Long-Hà Nội và Lịch sử khoa cử Việt Nam".
Các hình ảnh trưng bày tại triển lãm. Ảnh: TTXVN
Tại triển lãm, công chúng được tiếp cận các hình ảnh, tư liệu về kiến trúc của Văn Miếu-Quốc Tử Giám và những dấu ấn của khoa cử thời xưa. Đây là một hoạt động để chào mừng kỷ niệm 72 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9…

Đây là hoạt động chào mừng kỷ niệm 72 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 (2/9/1945-2/9/2017), kỷ niệm 129 năm ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888-20/8/2017) và 72 năm ngày truyền thống ngành văn hóa thông tin (28/8/1945-28/8/2017).

Với 80 hình ảnh, tư liệu và hiện vật trưng bày, triển lãm giới thiệu đến công chúng một cách nhìn khái quát về sự hình thành và phát triển của Văn Miếu-Quốc Tử Giám, 82 bia tiến sĩ dựng tại di tích đã được công nhận di sản tư liệu ký ức thế giới và lịch sử khoa cử Việt Nam.

Khoa cử Việt Nam vốn có truyền thống từ nghìn năm, được đánh dấu từ năm 1075 với khoa thi Tam Trường do vua Lý Nhân Tông tổ chức để chọn những người Minh kinh bác học cho đến khoa thi cuối cùng năm 1919 dưới triều vua Khải Định. Qua 183 kỳ đại thí do triều đình đứng ra tổ chức, đã tuyển chọn được gần 2.900 nhà khoa bảng gồm Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa, Hoàng giáp, Tiến sĩ, Phó bảng, Cử nhân.

Hiện nay, Văn Miếu-Quốc Tử Giám là nơi lưu giữ 82 tấm bia tiến sĩ khắc họ tên, quê quán của các vị tiến sĩ đỗ trong các kỳ thi dưới thời Lê sơ, Mạc và Lê Trung hưng (từ 1442 đến 1779). Trải qua các triều đại Trần, Hồ, Lê, Mạc, Lê Trung hưng và triều Nguyễn, khoa cử và giáo dục Nho học Việt Nam được kế thừa, bổ sung và hoàn thiện.

Tại triển lãm, công chúng được tiếp cận các hình ảnh, tư liệu về kiến trúc Văn Miếu-Quốc Tử Giám như cổng, gác chuông, gác khánh, sân, tả vu, hữu vu, tiền đường, hậu đường…

Ngoài ra, triển lãm còn giới thiệu hiện vật gắn với Quốc Tử Giám Thăng Long năm 1998 như nghiên mực phục chế, sách học, ván khắc in sách, bài thi Đình đối; hòm sách, giá văn và cuốn thư... cùng các bảng bia tiến sĩ ghi danh những người đỗ đạt cao.

Theo Ban Tổ chức, mặc dù không gian triển lãm chưa đủ để chuyển tải hết các giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể mà quần thể di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám chứa đựng, nhưng đây là bước đầu của sự giao lưu, phối hợp với tinh thần trân trọng, hợp tác, học tập kinh nghiệm trong quá trình bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của đất nước.

Triển lãm cũng là dịp để Bảo tàng An Giang tuyên truyền, quảng bá những nét độc đáo của Văn Miếu-Quốc Tử Giám, một khu di tích lịch sử-văn hóa lớn ở trung tâm Thủ đô, biểu trưng cho tiến trình văn hóa của Việt Nam và nhằm giáo dục tình yêu quê hương đất nước, nâng cao ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Triển lãm Văn Miếu-Quốc Tử Giám Thăng Long-Hà Nội và Lịch sử khoa cử Việt Nam diễn ra đến ngày 11/9.

Theo Báo Chính Phủ/TTXVN
Xem thêm:
- Sách lịch sử 'cháy hàng' khi chưa ra mắt

Thứ Tư, 14 tháng 6, 2017

Sách lịch sử 'cháy hàng' khi chưa ra mắt

"Lĩnh Nam chích quái"sách mới về đề tài lịch sử dành cho thiếu nhi 'cháy hàng' khi chưa ra mắt.

Cuốn sách Lĩnh Nam chích quái đang rất được các bạn trẻ ưa chuộng
Cuốn sách Lĩnh Nam chích quái vừa tạo nên một kỳ tích một cơn sốt 'kỳ lạ'. Dù mới tổ chức ra mắt cuối tuần qua nhưng trước đó, cuốn sách lịch sử này đã 'cháy hàng'. Đây là một 'kỳ tích' mà bất cứ người viết sách nào cũng mong đạt được bởi dòng sách lịch sử vốn không phải là dòng sách được bán chạy.
TS Tạ Huy Long - người minh hoạ cho cuốn sách cũng không lý giải được vì sao Lĩnh Nam chích quái lại 'hot' như thế. Anh chỉ đoán rằng, ở góc độ của mình thì có thể cuốn sách có chất lượng bản in tốt. Trong khi đó, TS Nguyễn Tô Lan, Viện Hán Nôm lại cho rằng nội dung bản dịch với tranh minh hoạ hoà quyện vào nhau tạo nên muốn cuốn sách thu hút người đọc.
"Có rất nhiều người nói Lĩnh Nam chích quái là một truyền thuyết, cổ tích, người đọc là thiếu nhi và không cần chú thích dài dòng. Tuy nhiên ở cuốn sách này việc đó lại rất được coi trọng" - TS Tô Lan bày tỏ.
Lĩnh Nam chích quái là tập truyện ghi lại những chuyện kỳ lạ ở nước Nam (Việt nam ta ngày xưa), là một danh tác văn học trung đại, một báu vật trong di sản văn hóa của ông cha. Ở Lĩnh Nam chích quái, những truyện tích thần kỳ được góp nhặt và ghi chép lại thể hiện quan niệm của ông cha về lịch sử dân tộc, về phong tục tập quán, về cách đối nhân xử thế...
Lĩnh Nam chích quái của Trần Thế Pháp được viết bằng chữ Hán vào khoảng đời Trần, qua thời gian được sự nhuận sắc, chỉnh sửa, bồi đắp của nhiều thế hệ các nhà nho Việt Nam tiêu biểu như Vũ Quỳnh, Kiều Phú. Ấn bản Lĩnh Nam chích quái của Nhà xuất bản Kim Đồng là ấn bản giữ lại gần như nguyên vẹn bản dịch của các học giả Đinh Gia Khánh và Nguyễn Ngọc San.
36 truyện trong Lĩnh Nam chích quái gồm những truyện thần tích, thần phả từ thời Hồng Bàng cho đến đời Trần. Đó là truyện về Âu Cơ - Lạc Long Quân, truyện cây cau, truyện núi Tản Viên… Đây cũng là ấn bản đầy đủ nhất về tư liệu, khảo cứu.
Theo Vietnamnet
Xem thêm:

Thứ Tư, 19 tháng 4, 2017

Áo Công chúa Mỹ Lương được Nguyên Phong Đoạn Lĩnh phỏng dựng

Nguyên Phong Đoạn Lĩnh là nhóm bạn trẻ đam mê công việc phỏng dựng trang phục hoàng gia Việt Nam. Trang phục của vua, hoàng hậu, mệnh phụ (vợ quan) và phụ nữ hoàng gia qua từng thời kỳ lịch sử được nhóm phỏng dựng sinh động.

Nhóm Nguyên Phong Đoạn Lĩnh mất gần 2 tháng để hoàn thành áo Nhật Bình, phỏng dựng lại trang phục của công chúa Mỹ Lương (con gái vua Dục Đức) - Ảnh: Nguyên Phong Đoạn Lĩnh

Ra đời được ba tháng, Nguyên Phong Đoạn Lĩnh gồm năm thành viên: Trần Quang Minh Tân - phỏng dựng trang phục; Phạm Lê Minh Tuấn - truyền thông, đối ngoại; Diệp Lê Tuấn - nội dung kiến thức cổ phong; Mai Anh Trung - lo về hình ảnh; Lê Thùy Dương - thư ký nhóm.

Niềm đam mê phỏng dựng cổ trang đã kết nối năm bạn trẻ ấy với nhau.

Phỏng dựng áo của công chúa Mỹ Lương

Nguyên Phong Đoạn Lĩnh được hiểu nôm na là ý muốn giữ lại giá trị văn hóa của trang phục cổ ở các thời kỳ lịch sử nước ta. Đến nay, nhóm đã hoàn thành việc phỏng dựng chiếc áo Đoàn Loan Nhật Bình của công chúa Mỹ Lương (con gái vua Dục Đức, chị cả vua Thành Thái) sau gần hai tháng.

Chiếc áo Nhật Bình được may chính bằng máy may công nghiệp, máy vi tính. Nhóm ước lượng nếu may và thêu thủ công sử dụng đúng chất liệu có thể chi phí hơn 1 tỉ đồng, nên chọn phương án lấy đồng thay vàng và sử dụng khéo léo các chất liệu hiếm như vải satanh - làm bằng lụa tơ tằm nguyên chất dùng may trang phục hoàng gia (đặt từ Hàn Quốc) - để tiết kiệm chi phí.

Theo Nguyên Phong Đoạn Lĩnh, “qua phỏng dựng chiếc áo Nhật Bình, người xem có thể thấy được kiểu dáng, đường nét, màu sắc, hoa văn... của trang phục thời kỳ trước thế nào. Rất khó tìm chất liệu gốc, nên nhóm dùng chất liệu hiện nay như lãnh Mỹ A thay thế”.

Các công đoạn chính phỏng dựng một chiếc áo cổ trang gồm: thu thập và nghiên cứu tài liệu sách sử; chọn lựa và đặt mua chất liệu; đặt kéo may và chỉnh sửa tác phẩm.

“Công đoạn nào cũng khó khăn, đòi hỏi sự tỉ mỉ và tập trung dữ lắm. Bên Pháp còn lưu trữ sử sách, hình ảnh, hiện vật về văn hóa lịch sử của Việt Nam.

Chúng tôi nhờ bạn bè đến thư viện, bảo tàng mua sách ghi chép và chụp hình gửi về nước để tham khảo. Ở một số triều đại nước ta sử sách bị đốt do chiến tranh, nên việc nghiên cứu tài liệu sử sách rất gian nan” - Minh Tuấn nói.

Trong hình là công chúa Mỹ Lương tức bà Chúa Nhất (con gái vua Dục Đức, chị cả của vua Thành Thái). Trong bức ảnh bà vận áo Đoàn Loan Nhật Bình nền vải màu cam đỏ, trên áo thêu các hoa văn trang trí, bên trong vận một bộ áo thường ngũ thân cổ thấp, mặc quần màu đồng bộ với màu áo Nhật Bình. Đầu chít khăn vành màu xanh ngọc bích, theo sau có hai cô hầu gái cầm quạt. Bức ảnh chụp công chúa và người hầu được đăng trong loạt ảnh màu hiếm có được phóng viên tạp chí National Geographic chụp ở Đông Dương năm 1931.

Mong có buổi diễn trang phục xưa

Nguyên Phong Đoạn Lĩnh đang chọn phỏng dựng các trang phục hoàng gia triều Nguyễn. Đây là triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam, hình ảnh vua chúa hoàng gia được lưu lại bằng ảnh chụp nên nhóm tiếp cận dễ dàng.

Sau khi hoàn thành áo Nhật Bình, nhóm đang nghiên cứu phỏng dựng các áo như Giao Lĩnh, Duyên Lĩnh, Trực Lĩnh... để “sắp tới khán giả TP.HCM sẽ được thưởng thức một sô thời trang phỏng dựng do Nguyên Phong Đoạn Lĩnh tổ chức vào cuối năm 2017” như mong muốn của nhóm.

Trước câu hỏi vì sao chọn phỏng dựng cổ trang không liên quan đến ngành học và công việc hiện tại, Minh Tuấn thay mặt nhóm chia sẻ:

“Nhóm muốn thông qua các bộ trang phục được phỏng dựng như thế này thì mọi người, đặc biệt là giới trẻ, nhìn vào thấy thích thú rồi tìm về dòng lịch sử văn hóa của nước nhà.

Lâu nay, nhiều bạn trẻ không mấy hứng thú với lịch sử, nhóm nhận ra là do phương thức truyền tải kiến thức lịch sử nhiều khi chưa thực sự hấp dẫn.

Với việc phỏng dựng cổ trang, chúng tôi mong muốn đây như một phương thức truyền tải mới. Bởi trang phục phản ánh nét văn hóa lịch sử qua mỗi thời kỳ”.

Thứ Sáu, 17 tháng 3, 2017

Giải mã những sai lầm lớn nhất lịch sử loài người

Chiến dịch Barbarossa

Chiến dịch Barbarossa (Operation Barbarossa) là mật danh của chiến dịch xâm lược Liên bang Xô Viết do quân đội Đức Quốc xã tiến hành trong Chiến tranh thế giới 2. Đây là chiến dịch có quy mô lớn nhất về quân số tham chiến, cũng như đẫm máu nhất với con số thương vong chưa từng có trong lịch sử nhân loại. Hơn nữa, quyết định xâm lược Liên Xô là một trong những quyết định sai lầm lớn nhất của Hitler. Chiến dịch này bắt đầu từ ngày 22/6/1941.

Ban đầu, phát xít Đức giành được thắng lợi nhưng về sau Liên Xô từng bước nắm quyền chủ động và đánh bại quân đội của Hitler khi tiến đánh Moscow.

Đức quốc xã thất bại là do đánh giá thấp quân đội Liên Xô, yếu kém về khả năng tổng động viên và thất bại về mặt chiến lược. Quyết định sai lầm tấn công Liên Xô của Đức quốc xã đã khiến phát xít Đức từng bước suy yếu và nhận kết cục bi bảm trong Chiến tranh thế giới 2.

Bom nguyên tử

© Kiến Thức Giải mã những sai lầm lớn nhất lịch sử loài người

Bom nguyên tử là một trong những vũ khí hủy diệt hàng loạt đáng sợ nhất trong lịch sử. Vũ khí nguy hiểm này từng 2 lần được sử dụng trong Chiến tranh. Mỹ đã thả 2 quả bom nguyên tử xuống 2 thành phố của Nhật Bản vào tháng 8/1945, buộc Nhật Bản đầu hàng quân đồng minh không điều kiện. Theo ước tính, hơn 200.000 người thiệt mạng khi hai quả bom hạt nhân phát nổ.


Kể từ khi bom nguyên tử xuất hiện, nhiều cường quốc lớn chạy đua phát triển và sản xuất vũ khí hạt nhân trong đó có Mỹ, Liên Xô. Năm 1961, Liên Xô từng cho phát nổ thử nghiệm bom Sa hoàng (Tsar Bomba) - một trong những thiết bị nổ đáng sợ nhất trong lịch sử. Qủa bom này có đương lượng nổ 50 megaton, tương ứng với 50 triệu tấn thuốc nổ TNT, có sức công phá gấp 3.800 quả bom ném xuống Hiroshima trong Chiến tranh thế giới 2. Đây cũng là quả bom nguyên tử lớn nhất từng được chế tạo và phát nổ.

Kể từ đó, khoảng 2.000 vụ thử vũ khí hạt nhân được tiến hành khiến nhiều người quan ngại về Chiến tranh thế giới thứ 3 sẽ xảy ra mà trong đó vũ khí hạt nhân được sử dụng sẽ có thể hủy diệt cuộc sống của nhân loại. Theo đó, thương vong của cuộc chiến tranh này sẽ lớn hơn 2 cuộc chiến tranh thế giới trước. Không ít người cho rằng, phát minh ra bom nguyên tử là một sai lầm lớn.

Napoleon xâm lược Nga


© Kiến Thức Giải mã những sai lầm lớn nhất lịch sử loài người


Đang trên đà chiến thắng, năm 1812, Napoleon Bonaparte thực hiện cuộc xâm lược Nga với hy vọng kéo dài thành tích quân sự của mình hơn. Tuy nhiên đội quân 400.000 người của ông được cho là bất khả chiến bại dần dần giảm xuống một cách nhanh chóng. Theo ước tính, chỉ trong vòng 6 tháng, lực lượng khổng lồ của Napoleon đã giảm xuống còn khoảng 27.000 người khi cuộc chiến chấm dứt.

Quyết định xâm lược Nga được coi là sai lầm lớn trong đời Napoleon. Nguyên do khiến chiến dịch quân sự của nhà cầm quân này thất bại là do đánh giá sai tình hình khi hành quân vào mùa đông khắc nghiệt, chuẩn bị hậu cần ít ỏi dẫn đến lượng lớn binh sĩ chết đói, chết rét hay bệnh tật.

Trước sự tấn công hùng hậu của quân đội Liên Xô, binh sĩ Napoleon buộc phải rút quân và nhận lấy thất bại cay đắng. Chiến dịch xâm lược Nga thất bại của Napoleon là bước khởi đầu cho kết thúc của nhà cầm quân này - người sau này phải sống lưu vong vào tháng 4/1814.

Xem bài đăng cũ hơn: